Câu 1: Đóng đường sắt - quay biển ngừng tàu nằm vuông góc với đường sắt ngay sau khi:
Mở chắn đường bộ
Sau khi đã ghi sổ nhật ký giờ tàu qua chắn
Đoàn tàu qua khỏi đường ngang
Đèn báo hiệu đường bộ tắt
Câu 2: Khai thông đường sắt - quay biển ngừng tàu nằm song song với đường sắt ngay sau khi:
Bật đèn, chuông báo hiệu đường bộ
Chắn đóng hoàn toàn, đường ngang thanh thoát
Chuông báo hiệu đường bộ tắt
Đèn báo hiệu đường bộ bật
Câu 3: “Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh” là ở hệ thống phòng vệ đường ngang nào?
Đường ngang không có người gác
Đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo
Đường ngang có người gác và đường ngang cảnh báo tự động
Đường ngang biển báo
Câu 4: Hai phía đường bộ đi vào đường ngang dùng chắn điện phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất:
40 giây
60 giây
90 giây
120 giây
Câu 5: Phạm vi đường ngang được xác định như sau:
Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt
Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt
Đoạn đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và đoạn đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ
Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ;
Câu 6: Ngay sau khi trực ban chạy tàu báo xin đường, có chướng ngại bất ngờ xảy ra trên đường ngang gây mất an toàn chạy tàu, thì trước hết nhân viên gác đường ngang phải:
Điện báo về cho cung trưởng
Phòng vệ ngừng tàu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt
Điện báo về cho trực ban chạy tàu ga (trạm)
Giải quyết chướng ngại, đưa chướng ngại ra khỏi đường ngang
Câu 7: Chắn đường ngang là:
Cần chắn, giàn chắn
Để ngăn các phương tiện và các vật thể khác lưu thông qua đường sắt trong một khoảng thời gian nhất định.
Cần chắn, giàn chắn được xây dựng, lắp đặt trong phạm vi đường ngang
Cần chắn, giàn chắn được xây dựng, lắp đặt trong phạm vi đường ngang để ngăn người, phương tiện và các vật thể khác lưu thông qua đường sắt trong một khoảng thời gian nhất định
Câu 8: “Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn giao thông đường sắt; hướng dẫn kỹ năng tiếp nhận thông tin và sử dụng trang thiết bị hỗ trợ cảnh giới” do đơn vị nào chịu trách nhiệm?
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cảnh giới
Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt
Sở Giao thông vận tải
Câu 9: Mỗi khi có tàu sắp qua đường ngang, trực ban chạy tàu ga (trạm) báo tin cho nhân viên gác đường ngang biết:
Kế hoạch 4h, giờ xin đường, giờ tàu chạy
Kế hoạch 4h, giờ xin đường, giờ báo xin đường, giờ tàu chạy
Giờ xin đường, giờ tàu chạy
Kế hoạch 4h, giờ xin đường, giờ báo xin đường, giờ tàu chạy, giờ báo chạy
Câu 10: Khi xây dựng mới đường ngang, đoạn đường bộ tại đường ngang về trắc dọc phải đáp ứng:
Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 3% trên chiều dài tối thiểu 16m, trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10m
Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối đa 16m, trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10m
Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16m, trường hợp khó khăn không lơn hơn 10m.
Trong lòng đường sắt và từ mép ray ngoài cùng trở ra, đường bộ dốc 0% trên chiều dài tối thiểu 16m, trường hợp khó khăn không nhỏ hơn 10m
Câu 11: Trên đường ngang trong khu gian, có cột tín hiệu ngăn đường, trực ban chạy tàu đã báo tàu chạy, một xe container chết máy nằm ngay giữa đường ray. Trong trường hợp này, nhân viên gác đường ngang thực hiện ngay công việc:
Phòng vệ đường ngang như sơ đồ phòng vệ đã niêm yết trong trạm gác
Đóng chắn, cấm người và phương tiện giao thông đường bộ qua lại đường ngang
Báo về cho cung trưởng
Bật tín hiệu ngăn đường và gọi điện cho lái tàu. Nếu tín hiệu ngăn đường không hoạt động thì khẩn trương phòng vệ ngừng tàu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt
Câu 12: Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500m thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí như thế nào?
Đặt ở giữa khu vực có nhiều đường ngang đó
Tín hiệu ngăn đường đặt cách đường ngang từ 100m đến 500m
Ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang đó
Phải đảm bảo tầm nhìn tối đa 800m, trường hợp địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 400m
Câu 13: Đường ngang cấp II có tích số tàu, xe tại điểm giao cắt cùng mức gữa đường sắt với đường bộ đô thị là:
Trên 20.000
Từ 5.000 đến 20.000
Dưới 15.000
Dưới 5.000
Câu 14: Hoạt động của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt như sau:
Là tín hiệu cánh, cảnh báo cho tàu dừng trước chướng ngại
Khi tín hiệu sáng màu đỏ, báo hiệu dừng tàu; Khi tín hiệu sáng màu lục, báo hiệu tàu hoạt động bình thường
Là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu bật sáng báo hiệu dừng tàu; khi tín hiệu tắt, tàu hoạt động bình thường
Tín hiệu biểu thị các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào vị trí của đoàn tàu trên đường thông qua bộ phận cảm ứng lắp ở đường ray
Câu 15: Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, bảo trì, phòng vệ đường ngang đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia do ai chịu trách nhiệm?
Cục Đường sắt Việt Nam
Cục Đường bộ Việt Nam
Cơ quan quản lý đường bộ địa phương
Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng
Câu 16: Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất bao nhiêu cọc?
6
7
8
9
Câu 17: Chọn đáp án không đúng với nhiệm vụ của nhân viên gác đường ngang:
Khi có tàu đến phải luôn chú ý tín hiệu ngăn đường, tín hiệu cảnh báo đường ngang
Luôn luôn chú ý tàu, xe trên đường sắt và đường bộ
Hướng dẫn người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua đường ngang, bảo đảm đường ngang hoàn toàn thanh thoát trước khi tàu tới
Làm vệ sinh xung quanh và trong nhà gác đường ngang
Câu 18: Chọn đáp án không đúng với chắn đường ngang cảnh báo tự động:
Chắn đặt cách mép ray ngoài cùng tối thiểu 4m; trường hợp địa hình hạn chế, chắn phải đặt tại vị trí không vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt.
Cần chắn phải đóng 1/2 hoặc 2/3 mặt đường bộ
Phần đường bộ còn lại không có cần chắn phải rộng ít nhất 3m và ở bên phải của chiều xe chạy vào đường ngang
Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất 40 giây
Câu 19: Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” đặt ở :
Đường ngang có người gác
Đường ngang cảnh báo tự động có cần chắn tự động
Câu 20: Đối với đường ngang cấp III mà hành lang an toàn giao thông taị đường ngang đảm bảo tầm nhìn theo quy định thì tổ chức phòng vệ theo hình thức:
Cảnh báo tự động
Có người gác
Biển báo
Cảnh giới
Câu 21: “Cọc tiêu; vạch kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa; hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ” là ở hệ thống phòng vệ:
Đường ngang cảnh báo tự động
Câu 22: Chắn bán tự động là:
Chắn được lắp đặt động cơ điện, đóng mở tự động
Cần chắn, dàn chắn đóng mở tự động
Chắn được hoạt động theo sự điều khiển của nhân viên gác chắn
Cần chắn, dàn chắn được lắp đặt động cơ điện, đóng mở theo sự điều khiển của nhân viên gác đường ngang
Câu 23: Đèn tín hiệu tay của nhân viên gác đường ngang có:
2 mặt đỏ, 2 mặt trắng
2 mặt trắng, 2 mặt vàng
Có 3 màu: trắng, đỏ, vàng
2 mặt đỏ, 2 mặt vàng
Câu 24: Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu vừa qua hết đường ngang, đèn tín hiệu tắt
Đèn tín hiệu phải có ba đèn đỏ đặt ngang nhau, ba đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng
Khi có tàu đến đường ngang, đèn tín hiệu mới được bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu vừa qua hết đường ngang, đèn tín hiệu tắt
Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu qua hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu tắt
Câu 25: Hai phía đường bộ đi vào đường ngang dùng dàn đẩy bán thủ công phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất:
Câu 26: Trên đường ngang nằm giữa cột tín hiệu vào ga và ghi vào ga, sau khi trực ban chạy tàu báo chạy cho một đoàn tàu từ ga chạy ra ngoài khu gian thì xảy ra chướng ngại gây trở ngại chạy tàu, nhân viên gác đường ngang phải thực hiện ngay việc:
Nhanh chóng giải quyết chướng ngại
Cắm biển ngừng tàu di động
Báo cho trực ban chạy tàu và kết hợp với gác ghi để cùng nhau kịp thời phòng vệ dừng tàu
Báo cho cung trưởng biết để giải quyết sự cố
Câu 27: Chiều rộng khe ray tại đường ngang nằm trên đoạn đường sắt cong có bán kính 550m là:
70mm
75mm
80mm
85mm
Câu 28: Ý nghĩa của biển W.210:
Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Nơi đường sắt giao nhau vuông góc với đường bộ
Giao nhau với đường sắt có rào chắn
Giao nhau với đường tàu điện
Câu 29: Đến giờ giao ban, nhân viên gác đường ngang chỉ được giao nhận ban khi nào?
Khi có giờ tàu xin đường
Khi chưa có giờ tàu xin đường
Khi có giờ tàu chạy
Khi chưa có giờ tàu chạy
Câu 30: Biển ngừng tàu trên đường sắt phía nhà gác đường ngang đặt cách mép đường bộ cùng phía là:
≥ 3m
≤ 3m
3,5m
2,5m
Câu 31: Yêu cầu tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt như sau:
Phải bảo đảm tối đa 800m, trường hợp địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 400m
Phải bảo đảm ít nhất 800m, trường hợp địa hình khó khăn không được lớn hơn 400m
Phải bảo đảm ít nhất 800m, trường hợp địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 400m
Phải bảo đảm ít nhất 800m, trường hợp địa hình khó khăn không được nhỏ hơn 450m
Câu 32: Trên đường ngang có cột tín hiệu ngăn đường, trường hợp có chướng ngại bất ngờ ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu mà không giải quyết được, trong khi tàu sắp đến đường ngang phải thực hiện các biện pháp ngừng tàu khẩn cấp sau:
Thông báo cho cung trưởng cầu đường biết về sự cố trên đường ngang
Đặt tín hiệu di động ngừng
Câu 33: Kế hoạch giai đoạn 4 giờ là:
Dự kiến giờ tàu chạy của các chuyến tàu trong khoảng thời gian 4 giờ tới
Dự kiến giờ tàu xin đường của các chuyến tàu trong khoảng thời gian 4 giờ tới
Dự kiến giờ báo chạy của trực ban ga trong khoảng thời gian 4 giờ tới
Dự kiến giờ trực ban ga báo kế hoạch trong khoảng thời gian 4 giờ tới
Câu 34: “Giàn chắn, cần chắn thủ công hoặc cần chắn hoạt động bằng điện do người trực tiếp điều khiển” là ở hệ thống phòng vệ đường ngang nào?
Câu 35: Không đặt mối nối ray trong phạm vi:
Cầu
Hầm
Đường ngang
Đoạn đường xung yếu
Câu 36: Phân cấp đường ngang bao gồm:
Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II, cấp III
Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II
Đường ngang được phân thành các cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV
Câu 37: Giờ tàu chạy ở ga là:
Giờ trực ban ga báo kế hoạch chạy ở ga
Giờ trực ban ga xin được đường ở ga bên
Thời điểm trực ban gọi điện báo giờ chạy
Thời điểm tàu chạy ở ga
Câu 38: “ Giờ tàu thông qua ga” là:
Giờ tàu chạy ga bên cộng thời gian chạy tàu khu gian với vận tốc cho phép lớn nhất
Là giờ TBCT dự kiến chạy xuất phát ở ga
Là giờ TBCT dự kiến chạy lại ở ga
Là giờ TBCT báo giờ tàu chạy
Câu 39: Ý nghĩa của biển 211a:
Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông
Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường tàu điện
Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau không vuông góc giữa đường bộ và đường sắt
Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và có người gác
Câu 40: Chiều dài hành lang an toàn giao thông dọc theo đường sắt tại khu vực đường ngang, tính từ giữa nút giao phụ thuộc vào yếu tố:
Tốc độ chạy tàu cao nhất (có thể) của đoạn đường sắt trên đó có nút giao.
Tốc độ xe chạy trên đường bộ và cấp thiết kế đường bộ
Tốc độ xe chạy trên đường bộ và tốc độ chạy tàu cao nhất (có thể) trên đoạn đường sắt mà có nút giao
Tốc độ chạy tàu trung bình của đoạn đường sắt trên đó có nút giao.
Câu 41: Chọn đáp án có lưu lượng xe thiết kế trên đường bộ và tích số tàu, xe tương ứng với đường ngang cấp III:
Đường sắt giao với đường bộ có lưu lượng xe thiết kế trên đường bộ là 3000 xe hoặc giao với đường bộ đô thị có tích số tàu, xe là 25.000
Đường sắt giao với đường bộ có lưu lượng xe thiết kế trên đường bộ là 2500 xe hoặc giao với đường bộ đô thị có tích số tàu, xe là 15.000
Đường sắt giao với đường bộ chưa phân cấp hoặc giao với đường bộ đô thị có tích số tàu, xe dưới 5.000
Đường sắt giao với đường bộ là đường huyện, đường xã có lưu lượng xe thiết kế 500 xe hoặc giao với đường bộ đô thị có tích số tàu, xe là dưới 5.000
Câu 42: Cơ sở để phân cấp đường ngang là:
Khi có một trong hai hoặc cả hai yếu tố: Lưu lượng xe thiết kế trên đường bộ hoặc tích số tàu, xe qua đường ngang trung bình trong một ngày đêm
Số đoàn tàu qua đường ngang trong một ngày đêm
Số phương tiện giao thông đường bộ qua đường ngang trong một ngày đêm
Cấp đường bộ giao với đường sắt và số lượng phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt qua đường ngang trong một ngày đêm
Câu 43: Nhân viên gác đường ngang phát tín hiệu tay báo an toàn đón tàu qua đường ngang khi:
Chắn đóng hoàn toàn, đường ngang thanh thoát, biển ngừng tàu nằm song song với đường sắt
Chắn đóng hoàn toàn
Đèn và chuông tín hiệu đường bộ bật
Đường ngang thanh thoát
Câu 44: Khoảng cách giữa các cọc tiêu trong phạm vi đường ngang là:
1m
1,5m
2m
Câu 45: Cảnh giới là:
Hoạt động cảnh báo của nhân viên gác đường ngang tại các lối đi tự mở nhằm cảnh báo người tham gia giao thông đường bộ không vượt qua đường sắt khi có tàu đến gần
Hoạt động cảnh báo của nhân viên gác đường ngang nhằm cảnh báo người tham gia giao thông đường bộ không vượt qua đường sắt khi có tàu đang đến gần.
Hoạt động cảnh báo của nhân viên cảnh giới nhằm cảnh báo người tham gia giao thông đường bộ không vượt qua đường sắt khi có tàu đang đến gần.
Hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân điều hành giao thông đường sắt cho nhân viên cảnh giới